当前位置:首页 > Thời sự > Nhận định, soi kèo Baniyas vs Dibba Al 正文
标签:
责任编辑:Giải trí
TS Nguyễn Thanh Hùng, Trưởng ban đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội, cho hay nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xã hội hiện đại, nhiều trường khoa học kỹ thuật, trong đó có ĐH Bách khoa Hà Nội siết chặt đầu ra tiếng Anh để sinh viên dù tập trung vào kiến thức chuyên môn cũng không lơ là việc học ngoại ngữ.
“Việc siết chặt đầu ra nhằm nhắc nhở sinh viên về việc trau dồi khả năng ngoại ngữ. Ngoài ra, điều này cũng hỗ trợ các em có một lộ trình phù hợp, bởi ngoại ngữ khó có thể tích lũy trong một thời gian ngắn”, TS Hùng nói.
Tương tự, PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, cho biết, những năm gần đây, nhiều trường kinh tế đòi hỏi chuẩn đầu ra của tiếng Anh rất cao.
“Để thuận lợi cho sinh viên, trường cũng áp dụng quy định này từ năm 2017, đến nay đã được 7 năm. Yêu cầu siết chặt cũng là động lực để các em chủ động tích lũy kiến thức trong thời gian dài”, ông Triệu nói.
Lam Anh
Sinh viên bị ‘giam’ bằng tốt nghiệp vì chuẩn đầu ra ngoại ngữ
Trong giới khoa học trẻ, cái tên Phạm Gia Vinh gắn liền với máy bay không người lái. 14 tuổi, Vinh tự làm máy bay mô hình và 26 tuổi xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu Âu. Năm 1992, khi mới 9 tuổi theo bố mẹ sang Đức, Gia Vinh được tiếp xúc với máy bay điều khiển từ xa và đam mê luôn từ đó.
Tốt nghiệp phổ thông, Vinh phân vân giữa kỹ thuật hàng không và điều khiển tự động. Cuối cùng, anh chọn điều khiển tự động bởi nhận ra đó sẽ là ngành mũi nhọn của Việt Nam sau này. Lấy được bằng thạc sĩ chuyên ngành điều khiển tự động tại Pháp, Vinh trở về nước làm việc.
Với mong muốn kết hợp hai đam mê điều khiển tự động và máy bay mô hình, Vinh thành lập công ty chuyên về máy bay không người lái. Sản phẩm chính hiện nay của công ty vẫn là khí cụ bay không người lái, thiết bị robot tự động.
Ngoài việc bay thử thiết bị, Phạm Gia Vinh còn kết hợp với bệnh viện ở Singapore thí nghiệm trên chuột bạch nhằm kiểm tra biến đổi ở cấp độ tế bào trên môi trường cận vũ trụ (near space) để tiến tới bào chế thuốc.
Tất cả quy định đều đã có
Phóng viên: Câu chuyện phượng đổ nói riêng và chuyện an toàn trường học đang khiến nhiều phụ huynh thấp thỏm. Hiện nay, để đảm bảo an toàn trong trường học, Bộ GD-ĐT đã có những quy định gì, thưa ông?
- Ông Phạm Hùng Anh: Năm 2019, Bộ GD-ĐT đã ban hành Khung Trường học an toàn phòng, chống thiên tai và hướng dẫn thực hiện đánh giá. Trong đó, có 3 trụ cột gồm: Cơ sở vật chất trường học an toàn; Quản lý rủi ro thiên tai trong trường học; Giáo dục phòng, chống và giảm nhẹ rủi ro thiên tai trong trường học.
Về cơ sở vật chất, trường học an toàn có 28 tiêu chí đánh giá, trong đó có 1 tiêu chí “Các cây cao, cổ thụ ở sân trường và quanh trường được chặt, tỉa bớt cành trước mỗi mùa mưa bão và có rào chắn chắc chắn”.
Sau khi tập huấn từ lãnh đạo, chuyên viên của Bộ cho đến các nhà trường, Bộ đã ban hành 3 văn bản về nội dung trường học an toàn đến tất cả các tỉnh, thành trong cả nước.
Trước đó, Bộ GD-ĐT cũng đã có văn bản 4470 ngày 28/9/2018 hướng dẫn về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Trong đó, yêu cầu thực hiện nghiêm các chỉ đạo của ngành về công tác phòng chống thiên tai trong các cơ sở giáo dục,...
Mới đây ngày 26/5, Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư mới nhất quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học. Tuy nhiên, thông tư này lại “vắng” nội dung quy định về việc trồng cây xanh trong trường học?
- Đúng là trong Thông tư Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học vừa được ban hành, Bộ chỉ quy định số % diện tích trên sân trường dành để trồng cây xanh bởi thẩm quyền của Bộ chỉ được đến như vậy. Thậm chí, số % diện tích đó cũng không phải là do Bộ GD-ĐT tự đưa ra mà nằm trong tiêu chuẩn Việt Nam về xây dựng. Đây là quy định của ngành xây dựng đưa ra và chúng tôi áp dụng đúng quy định đó để đưa vào trường học.
Trong diện tích đó, trường trồng cây gì, trồng ra sao thì theo Nghị định 64 của Chính phủ ngày 11/6/2010 về quản lý cây xanh đô thị nói chung. Nghị định này cũng đã quy định việc các trường trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong khuôn viên do mình quản lý.
Như vậy, các quy định đã có sẵn thuộc chuyên ngành quản lý Nhà nước về lĩnh vực xây dựng, Bộ GD-ĐT thống nhất theo khung an toàn trường học và không ra thêm văn bản nào để tránh chồng chéo.
Ông Phạm Hùng Anh, Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng |
Sau các vụ cây phượng đổ liên tiếp trong trường học, Bộ GD-ĐT có lưu ý gì với các địa phương, trường học về vấn đề cây xanh?
- Như đã nói ở trên, các quy định đã có, nhưng vấn đề đặt ra là các trường chưa nghiêm túc trong việc thực hiện.
Sau những vụ cây phượng đổ, Bộ đã đề nghị các nhà trường, theo quy định hiện hành, rà soát lại cây xanh trong khuôn viên. Với những cây xanh không đảm bảo an toàn, trường có phương án báo cáo với các cơ quan chức năng để xử lý.
Chặt hết cây không phải là giải pháp tối ưu
Sự việc cây phượng đổ ở TP.HCM đã khiến một số trường học khác chặt hết các cây xanh, hoặc tỉa trụi hết các cành. Ông nhìn nhận như thế nào về tình trạng này?
- Sau sự việc cây đổ, vì sợ ảnh hưởng về trách nhiệm, các trường đua nhau chặt cây là không nên. Đó là những hành động thái quá, không quá cần thiết và không phải là giải pháp tối ưu. Hiện nay, cả thế giới đang phát động phong trào bảo vệ môi trường sinh thái, chống biến đổi khí hậu, bảo vệ sự đa dạng về sinh học. Các nhà trường tăng cường trồng cây xanh trong khuôn viên cũng góp phần cho việc này, gần hơn là tạo môi trường thân thiện, xanh - sạch - đẹp, bóng mát. Cây cối bị chết hay gãy đổ do mưa bão là không thể tránh khỏi, vấn đề là chúng ta chăm sóc, bảo vệ, có biện pháp chống đỡ ra sao... Qua trao đổi với các địa phương, tôi được biết sau đó các tỉnh đã chỉ đạo dừng việc chặt hết cây lại.
Bên cạnh đó, trồng cây và giáo dục cho học sinh chăm sóc và bảo vệ cây trong khuôn viên là một trong những nhiệm vụ mà các nhà trường cần phải làm.
![]() |
Cây phượng bật gốc đè học sinh ở TP.HCM. |
Bộ GD-ĐT còn có lưu ý gì các trường học về vấn đề an toàn khác như tường rào, quạt trần, hệ thống điện... nói chung không, thưa ông?
- Từ năm 2018, Bộ GD-ĐT từng có công văn số 64 gửi UBND các tỉnh, thành phố về cải tạo và bảo trì cơ sở vật chất trong trường học đảm bảo an toàn cho học sinh.
Để tránh xảy ra các vụ tai nạn ảnh hưởng đến môi trường an toàn cho học sinh tại trường học (sập tường rào, lan can, quạt trần rơi, một số công trình hết niên hạn hỏng gây mất an toàn,...), Bộ GD-ĐT tiếp tục yêu cầu các đơn vị trường học kiểm tra, rà soát, đánh giá lại chất lượng xây dựng, lập kế hoạch và thực hiện việc bảo trì công trình theo quy định.
Bộ cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố phối hợp kiểm tra việc lập thiết kế cải tạo các công trình trường học đã xuống cấp theo các tiêu chuẩn thiết kế trường học và quy chuẩn xây dựng Việt Nam. Kiên quyết không đưa vào sử dụng các công trình trường, lớp học đã hết niên hạn sử dụng, không đảm bảo an toàn theo quy định khi chưa được cải tạo, sửa chữa, nâng cấp.
Ví dụ như đối với quạt trần, theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất, quạt có thời gian sử dụng, dùng trong bao nhiêu năm phải tháo để thay mới. Nhưng do điều kiện kinh phí của các địa phương khó khăn nên sau khi trang bị xong thường cứ để thế dùng cho đến khi không chạy được nữa thì thôi. Tình trạng tương tự xảy ra ở các hạng mục khác. Điều này cần được các địa phương, nhà trường lưu tâm để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.
Bộ GD-ĐT đã có các văn bản quy định, chỉ đạo đôn đốc, tuy nhiên điều cơ bản là các trường có thực hiện đúng hay không. Qua đây, Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các nhà trường thực hiện nghiêm túc các quy định cũng như khung trường học an toàn.
Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng (thực hiện)
Cây phượng vĩ có thể không có giá trị gì nhiều, song cây xà cừ 40 tuổi là gỗ nhóm 1, hay cây me tây hơn 100 tuổi hiện bán khá đắt trên thị trường. Vậy những cây này chặt xong thì gỗ của nó đi đâu?
" alt="Bộ Giáo dục: Vì phượng đổ mà chặt cây hàng loạt là thái quá"/>Năm ngoái, tại đám tang nghệ sĩ cải lương Vũ Linh, cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Hàng trăm người kéo đến đám tang của nghệ sĩ này để livestream, đưa lên các nền tảng mạng xã hội. Họ bất chấp sự trang nghiêm, dí smartphone vào sát mặt những nghệ sĩ tới viếng, đi kèm là những tiếng cười, những lời kêu gọi người vào kênh để xem và giúp chia sẻ video.
Gia đình cố nghệ sĩ Vũ Linh đã phải cấm người lạ vào thắp nhang, nhưng họ lại tập trung thành hàng dài trước nhà, gây ùn tắc giao thông và tạo ra cảnh lộn xộn. Mặc dù gia đình phải cử nhiều người cùng với lực lượng bảo vệ an ninh của phường để giữ trật tự cho đám tang, thậm chí phải giăng dây để ngăn cản, thế nhưng những người streamer vẫn túc trực ngày đêm, bất chấp tất cả để livestream đưa lên mạng. Không những thế, đi kèm đó là những thông tin sai sự thật cũng xuất hiện với mục đích "câu view", "câu like"… thu hút lượng người xem để kiếm tiền.
Những năm vừa qua, gần như cứ khi nào có sự kiện hay xu hướng (trend) nổi lên và “nóng” trên truyền thông hay các nền tảng mạng xã hội thì các streamer lập tức có mặt đông đảo, liên tục gây phiền hà, khó chịu. Điều này đã trở thành một “vấn nạn”.
Theo nhà báo Lê Quốc Vinh, Chủ tịch Le Group of Companies, đây là hành động livestream thiếu tính nhân văn, bởi trong truyền thông có nội dung đáng và không đáng để đăng tải. Nếu trong nhận thức của người làm truyền thông thiếu điều này, sẽ có những hoạt động thiếu tính nhân văn.
Nhu cầu muốn được nổi tiếng, câu view và kiếm tiền hiện nay là rất cao và livestream đang trở thành công cụ phục vụ cho mục tiêu truyền thông “bẩn”.
Theo ông Lê Quốc Vinh, có những streamer đi theo ông Thích Minh Tuệ có thể kiếm tối đa hơn 60 triệu đồng/ngày. Nội dung càng kích thích, càng phản cảm bao nhiêu thì sẽ lôi kéo người xem nhiều bấy nhiêu, bởi thị hiếu họ thích xem những nội dung như vậy.
“Hiện có những người livestream để mua vui, nhưng cũng có nhiều người sử dụng nó như một công cụ để thu lợi bất chính. Họ đưa ra các nội dung kích thích sự ham muốn của người xem, chà đạp lên giá trị nhân văn, giá trị đạo đức”, ông Lê Quốc Vinh nói.
Cần phải quản chặt hình thức livestream
Theo ông Lê Quốc Vinh, vấn đề cần đặt ra là các sự kiện “nóng” hiện nay đều được các nền tảng mạng xã hội đề xuất và Việt Nam đang thả nổi các đề xuất đó. Để kiểm soát người livestream là rất khó, vì hiện mỗi người chỉ cần một chiếc điện thoại là có thể livestream được và có nhiều công cụ khác hỗ trợ, làm cho việc này trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, sự tò mò của công chúng muốn theo dõi các nội dung được đề xuất là cái cớ và là cơ hội để những người livestream xuất hiện quá nhiều và tràn lan như hiện nay, khiến cho việc kiểm soát vô cùng khó khăn. Ở đây, nếu người xem có sự tôn trọng, cần né tránh những nội dung “bẩn” như trên.
Bên cạnh đó, ông Lê Quốc Vinh cũng cho rằng, các quy định và chế tài hiện nay chưa chặt chẽ, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý và nhà mạng cũng tương tự, nên không có đủ công cụ nhạy bén để ngăn chặn các nội dung phản cảm.
Tại Nghị định thay thế Nghị định 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, Bộ TT&TT cũng đã bổ sung quy định về hoạt động livestream. Theo đó, chỉ có những mạng xã hội có giấy phép hoạt động và người dùng cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân mới được thực hiện hoạt động này.
Ông Lê Quốc Vinh ủng hộ các quy định mới nhằm kiểm soát các kênh phát sóng, tuy nhiên, cần làm rõ câu chuyện những người thực hiện livestream thì được quyền đưa những nội dung gì; Đưa hình ảnh các cá nhân ở mức độ bao nhiêu; Phải tôn trọng sự tự do; Đưa thông tin cá nhân như thế nào là vi phạm. Các quy định này cần được làm rõ, không chỉ trong các quy định pháp luật riêng về hoạt động livestream mà cả trong bộ luật dân sự, mới ngăn chặn được hành động livestream phản cảm và vi phạm pháp luật.
Chủ tịch Le Group of Companies nhận định, việc thực thi xử phạt hình thức này là rất khó, luật đưa ra nhưng làm thế nào để kiểm soát nhanh chóng và kịp thời không đơn giản, vì hoạt động livestream diễn ra theo thời gian thực. Cần có các hành động cụ thể, các giải pháp công nghệ và các quy định pháp lý.
Ngoài ra, cũng cần tuyên truyền để người dân biết quyền lợi của họ, nếu họ không muốn thì người khác không được thực hiện livestream hình ảnh cá nhân họ.
“Chúng ta lo ngại nhiều về tiêu cực của livestream, nhưng điều tích cực là nó thúc đẩy sự phát triển của kinh tế số. Chính vì thế, ý thức mỗi người khi livestream ở mức độ nào, khi nào là đúng, là đạt, không phải đưa pháp luật ra chi phối. Ở đây quan trọng là ý thức của con người. Họ có nhận thấy hay không khi cầm camera chọc vào quyền riêng tư của người khác và họ cần được dạy”, ông Lê Quốc Vinh nhấn mạnh.
Sử dụng hình ảnh cá nhân phải được sự đồng ý
Theo luật sư Đào Tiến Phong, Đoàn luật sư TP.HCM, việc người dân hâm mộ nghệ sĩ hay ngưỡng mộ các nhà tu hành là một điều rất bình thường trong mọi xã hội. Tuy nhiên, việc hâm mộ thái quá hoặc dùng các phương tiện ghi âm, ghi hình để livestream hay quay chụp lại hình ảnh mà không được sự đồng ý của người bị quay có thể xâm phạm đến quyền nhân thân của người đó. Điều 32, Bộ luật dân sự 2015 đã quy định rất rõ việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý và việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Nhưng chúng ta có thể thấy hầu hết các trường hợp hiện nay là những người bị quay không ai được xin phép cả.
Chưa kể rất nhiều trường hợp có thể còn xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được quy định tại Điều 38, Bộ luật dân sự 2015 mà không hề được sự cho phép của người bị quay hình.
Đối với các hành vi xâm phạm quyền nhân thân, quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình thì người bị xâm phạm có quyền khởi kiện đòi bồi thường. Bên cạnh đó, tuỳ mức độ vi phạm, những người xâm phạm còn có thể bị xử phạt hành chính hoặc nếu nghiêm trọng có thể cấu thành các tội danh hình sự tương ứng như tội vu khống, tội làm nhục người khác và đặc biệt, nếu những người quay phim gây náo động trật tự ở nơi công cộng hay gây ảnh hưởng xấu tới an ninh, trật tự và an toàn xã hội thì còn có thể bị xử lý tội gây rối trật tự công cộng.
" alt="Cần quản chặt livestream thiếu tính nhân văn"/>Triển lãm tem năm nước - Việt Nam 2024 được tổ chức với mục đích tăng cường mối quan hệ hợp tác, hữu nghị, sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nhà sưu tập tem của các nước ASEAN; tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng hình thành và nâng cấp bộ sưu tập tem tham dự triển lãm tem quốc tế và thế giới cho hội viên Hội Tem Việt Nam.
Đồng thời, tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động hợp tác trong lĩnh vực sưu tập tem, chia sẻ kinh nghiệm nhằm phát triển phong trào.
Diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 10/10 đến ngày 12/10, triển lãm tem năm nước – Việt Nam 2024 có quy mô trưng bày 71 bộ sưu tập tương ứng 300 khung của các nhà sưu tập đến từ 5 nước ASEAN và khách mời HongKong (Trung Quốc).
Trong đó, Việt Nam trưng bày 27 bộ sưu tập, với 128 khung, Malaysia giới thiệu 9 bộ sưu tập gồm 41 khung, Singapore có 7 bộ sưu tập đóng trong 27 khung, Thái Lan đăng ký 9 bộ sưu tập với 37 khung, Indonesia đăng ký 13 bộ sưu tập có 45 khung; và khách mời Hồng Kông (Trung Quốc) đăng ký 6 bộ sưu tập với 22 khung tem.
Đây là lần đầu tiên Hội Tem Việt Nam đăng cai tổ chức triển lãm tem khu vực, triển lãm tem năm nước - Việt Nam 2024 có sự bảo trợ của Liên đoàn Tem chơi thế giới, sự ủng hộ của Liên đoàn Tem chơi châu Á - Thái Bình Dương cùng sự hỗ trợ của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam - Vietnam Post.
Nhận định triển lãm này là dấu mốc mới của phong trào sưu tập tem ở Việt Nam trên chặng đường phát triển, bà Chu Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Vietnam Post, Chủ tịch Hội Tem Việt Nam cho biết: Từ khi thành lập vào ngày 30/12/1960 đến nay, Hội Tem Việt Nam đã tổ chức nhiều cuộc trưng bày, triển lãm tem ở các cấp, trong đó có 6 lần tổ chức Triển lãm tem cấp quốc gia - Vietstampex.
“Kết quả của các cuộc trưng bày triển lãm tem quốc gia là tiền đề vững chắc để Hội được đăng cai triển lãm tem quốc tế. Những thành tựu của Hội Tem Việt Nam đã đạt được trong những năm gần đây là lời khẳng định với bạn bè quốc tế về sự phát triển lớn mạnh của Hội Tem Việt Nam cũng như khả năng của Hội trong công tác tổ chức các cuộc Triển lãm quy mô khu vực”, bà Chu Thị Lan Hương chia sẻ.
Cũng theo bà Chu Thị Lan Hương, hiện nay hội cũng như phong trào sưu tập tem trong nước đang có cơ hội để đạt được những thành tựu to lớn hơn trong chặng đường phát triển của mình. Các bộ sưu tập tem của Việt Nam được gửi đi tham dự triển lãm tem quốc tế, thế giới đạt nhiều thành tích cao, nhiều hội tem địa phương tích cực tổ chức hoạt động thường kỳ; các buổi giao lưu, học hỏi cũng được quan tâm đẩy mạnh, đặc biệt trong trường học.
Ban tổ chức cho biết, 3 ngày triển lãm có 3 chủ đề riêng gồm “Ngày Hà Nội”, “Ngày Tem” và “Ngày sưu tập trẻ”, với những hoạt động tương ứng phù hợp chủ đề và có phát hành dấu kỷ niệm cho từng ngày triển lãm để phục vụ người sưu tập.
Cụ thể, ngày 10/10, triển lãm tập trung tuyên truyền ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, nét đẹp văn hóa Hà Nội xưa và nay, những bước trưởng thành và phát triển của Hà Nội qua các bộ tem bưu chính về chủ đề này.
Với “Ngày Tem”, ngày 11/10, sẽ diễn ra các hoạt động trao đổi kinh nghiệm người sưu tập tem trong nước và quốc tế về kiến thức xây dựng các bộ sưu tập dự thi tại các triển lãm tem quốc tế; kinh nghiệm sưu tập các vật phẩm quý hiếm...; Còn trong "Ngày sưu tập trẻ" vào ngày 12/10, triển lãm sẽ có các hoạt động hướng dẫn thanh, thiếu niên xây dựng bộ sưu tập dành cho tuổi trẻ; giới thiệu những bộ sưu tập tem dành cho loại hình “Sưu tập tuổi trẻ”.
Ngoài ra, trong khuôn khổ lễ khai mạc triển lãm, Vietnam Post đã giới thiệu đến người yêu tem trong và ngoài nước 2 bộ tem mới được Bộ TT&TT phát hành, đó là “Kỷ niệm 150 năm thành lập Liên minh Bưu chính thế giới 1874 - 2024” và “Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/1954 - 10/10/2024”.
Việt Nam lần đầu đăng cai triển lãm tem bưu chính khu vực ASEAN
- Hành trình để được phong tặng danh hiệu NSND, dấu mốc nào là đáng nhớ nhất trong sự nghiệp của chị?
Hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, tôi có rất nhiều dấu mốc đáng nhớ. Năm 16 tuổi, tôi tham gia cuộc thi Tài năng sân khấu trẻ Hà Nội với vai diễn Thị Mầu trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính. Lúc đó, tất cả những người ngồi dưới khán phòng như NSND Doãn Hoàng Giang… lao lên sân khấu chúc mừng vì dàn nhạc đánh sai tông mà tôi vẫn miệt mài hát.
Năm 1998, cũng với vai Thị Mầu, tôi giành giải Nhất cuộc thi Tài năng sân khấu trẻ toàn quốc. Lúc đó, truyền thông gọi tôi là “hiện tượng trong làng chèo”.
Khi ghi dấu ấn trong lòng khán giả với vai nữ lệch, để chuyển sang dạng vai nữ chính, tôi phải khổ luyện rất nhiều. Ở vai nữ chính, tôi được khán giả ghi nhận, bạn nghề chúc mừng vì đã vượt qua được chính mình. Tôi nhận nhiều Huy chương Vàng ở dạng vai này trong các Hội diễn sân khấu.
Năm 2007, tôi được phong tặng danh hiệu NSƯT đặc cách. Thời điểm đó tôi mới có 13 năm tuổi nghề, trong khi quy định tối thiểu là 15 năm hoạt động trong nghề mới được xét duyệt. Đồng thời, tôi cũng là một trong những nữ NSƯT trẻ nhất Việt Nam được phong tặng danh hiệu khi đó (32 tuổi).
- Cả hai vợ chồng đều làm quản lý, chị phụ trách điều hành Nhà hát Chèo Hà Nội, chồng là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long. Thành công của người này có bóng dáng của người kia chứ?
Khi hai vợ chồng làm cùng nghề, có những thuận lợi và khó khăn nhất định. Trước kia, tôi chưa từng nghĩ sẽ lấy một nghệ sĩ làm chồng. Bởi, tôi đã theo con đường này, đi sớm về khuya, ngày nghỉ tất bật đi làm. Nghĩ tới cảnh ngày Tết hai vợ chồng mỗi người tung tẩy một nơi là tôi thấy sợ.
Nhưng duyên số “vồ lấy nhau”, chúng tôi chơi thân mãi chẳng yêu, một ngày đẹp trời tự nhiên lại “góp gạo thổi cơm chung”.
Dù vợ chồng tôi theo đuổi dòng nhạc khác nhau nhưng người này sẽ là khán giả của người kia một cách khắt khe nhất. Anh Tấn Minh là khán giả đầu tiên xem tác phẩm của tôi. Có những điều, bạn nghề không bao giờ góp ý nhưng bạn đời chắc chắn sẽ thẳng thắn chia sẻ. Tôi thấy mình thật hạnh phúc vì có chồng am hiểu nghệ thuật, lại có chỗ đứng trong lòng công chúng.
- Là cặp vợ chồng nghệ sĩ sống hạnh phúc được nhiều người ngưỡng mộ, bí quyết giữ lửa hôn nhân của chị là gì?
Trong gia đình, hai vợ chồng nói chuyện chia sẻ quan điểm sống rất nhiều. Chúng tôi nói chuyện về những vấn đề ngoài xã hội. Qua đó tôi chia sẻ với người bạn đời quan điểm sống và cũng lắng nghe ý kiến của bạn đời để thích nghi và phù hợp với nhau.
Nói thật, trong từng ấy năm chung sống, chúng tôi chưa bao giờ cãi nhau. Luật bất thành văn giữa tôi và anh Tấn Minh là có vấn đề gì sẽ nói ngay.
Nghệ sĩ có cái tôi rất lớn nhưng thường ai có cái tôi lớn trên sân khấu sẽ thành công. Ngoài đời, cái tôi phải được tiết chế. Khi có mâu thuẫn nhỏ, cả hai biết cách gạt bỏ cái tôi, tôn trọng và chia sẻ trên quan điểm xây dựng, không áp đặt hay cấm đoán. Vợ chồng cùng sống vì cho con cái. Bởi thế, tôi và anh Minh phù hợp với nhau trong quan điểm sống, nuôi dạy con cái.
- Các con chị có yêu thích nghệ thuật?
Con trai cả của tôi đang học đại học năm thứ 2 ngành kinh doanh. Còn con trai thứ 2 học lớp 8. Cả hai đều thích nghe nhạc nhưng chưa có biểu hiện của việc sẽ theo đuổi đam mê này giống bố mẹ. Các con giờ là “lãnh đạo” to nhất nhà. Bố mẹ đều bận, nhiều lần 30 Tết chúng tôi phải đi diễn, con lo hết việc cúng bái.
NSND Tấn Minh, NSND Thu Huyền thể hiện "Một thoáng Tây Hồ", Chèo cổ "Đào liễu":
Luật bất thành văn trong cuộc sống vợ chồng của NSND Thu Huyền